Hiện nay, tuyên truyền về các nội dung trong công tác thu đua, khen thưởng; tuyên truyền và nhân rộng mô hình, nhân tố mới, điển hình tiên tiến rất hạn chế, chưa liên tục và chưa có sức thuyết phục cao. Tuyên truyền, nhân rộng về mô hình, nhân tố mới, điển hình tiên tiến là vấn đề không hoàn toàn đơn giản, đòi hỏi tính nghệ thuật cao, biện pháp nghiệp vụ chuyên sâu. Chưa có cơ quan chuyên môn phát hiện, thẩm định, bồi dưỡng, tuyên truyền nhân rộng điển hình tiên tiến, nhân tố mới, mô hình mới. Phần lớn là công việc của các cơ quan báo chí tham gia tuyên truyền với mức độ khác nhau, mới dừng lại ở mức độ phản ánh thông tin; chưa đi sâu vào bản chất, quá trình vận động, nét mới và sáng tạo của gương điển hình tiên tiến, nhân tố mới, mô hình mới. Đặc biệt, sự hấp dẫn, sự lôi cuốn thuyết phục trong thông tin tuyên truyền chưa được hiệu quả. Vì vậy, cần sự đa dạng, đổi mới và cách làm mới.
Hiện nay, việc sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả, hiệu quả công tác thi đua, khen thưởng còn chung chung, chiếu lệ, hình thức đối với một số đơn vị, tập thể. Nhiều nơi quan niệm việc sơ kết, tổng kết, đề nghị khen thưởng là công việc đến hẹn lại lên. Nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền về sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả, hiệu quả công tác thi đua khen thưởng hạn chế: phát động phong trào thi đua hàng năm, giai đoạn chưa sâu, chưa tìm ra mục tiêu, hình thức và nội dung mới; chưa sử dụng các loại hình thi đua với phong trào thi đua. Cho nên khen thưởng còn tràn lan, chưa đúng đối tượng. Hàng năm, chưa xác định được biện pháp chỉ đạo và tổ chức thực hiện, đổi mới công tác thi đua khen thưởng.
Hợp tác quốc tế về thi đua khen thưởng mới phát triển ở phạm vi xem xét, quyết định khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc đối với xây dựng và phát triển ngành, lĩnh vực, đất nước Việt Nam, nhưng nội dung chính của hợp tác quốc tế về thi đua, khen thưởng lại chưa triển khai thực hiện nhiều. Hợp tác quốc tế về thi đua khen thưởng cần xác định, mở rộng các nội dung như: Học hỏi, tiếp nhận kinh nghiệm, mô hình, lý luận và khoa học về thi đua, khen thưởng của một số quốc gia có chung (hoặc khác) nền tảng tư tưởng về công tác thi đua khen thưởng; vận dụng, lĩnh hội những vấn đề mới trong hoạt động thi đua khen thưởng.
Cùng với đổi mới công tác thi đua khen thưởng hiện nay, cải cách hành chính là nhiệm vụ cấp bách xuyên suốt của công tác thi đua khen thưởng. Những quy định về danh hiệu, tiêu chuẩn danh hiệu thi đua; hình thức, đối tượng, tiêu chuẩn khen thưởng; thẩm quyền, thủ tục, hồ sơ cần được rõ ràng hơn để dễ dàng thực hiện cho chính người làm công tác thi đua khen thưởng và đối tượng thi đua khen thưởng. Nên xác định mục tiêu cải cách hành chính không chỉ phục vụ hiệu quả cho những người làm công tác thi đua mà cho cả những người không thường xuyên, bán chuyên trách, kiêm nhiệm, nhất là những người mới tham gia làm công tác thi đua khen thưởng. Cần cải tiến, đổi mới quy trình tiếp nhận, xả lý và kết quả theo mô hình một cữa liên thông. Hiện nay, giai đoạn I của Đề án 30 đã công bố một số thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực thi đua, khen thưởng; giai đoạn II cần tập trung vào giảm bớt những thủ tục không cần thiết. Theo phán ánh của nhiều đơn vị, hồ sơ, quy trình thủ tục thi đua còn chồng chéo, phức tạp, tính tầng lớp cao.
Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật về thi đua khen thưởng; giải quyết khiếu nại, tố cáo, xả lý vi phạm pháp luật về thi đua khen thưởng là công việc quan trọng cảu quản lý nhà nước về thi đua khen thưởng; phần lớn mới triển khai thực hiện kiểm tra, thanh tra thường xuyên, chưa đi xâu kiểm tra, thanh tra tính chất chuyên đề, đột xuất. Nội dung thanh tra phần lớn tập trung vào văn bản chỉ đạo thực hiện các quy định của Luật Thi đua khen thưởng; đối tượng thanh tra là tại các địa phương, cơ sở. Thậm chí, thanh tra, kiểm tra còn tình trạng nể nang, cào bằng. Chưa phối hợp thanh tra, kiểm tra, phát hiện, xử lý kịp thời vướng mắc những luật khác có liên quan công tác thi đua khen thưởng.
Đổi mới, nâng cao chất lượng cán bộ làm công tác thi đua khen thưởng là vấn đề mấu chốt. Chất lượng cán bộ quyết định tính hiệu lực, hiệu quả của quá trình và hệ thống quản lý nhà nước về công tác thi đua khen thưởng phải nâng cao năng lực, phẩm chất, tư duy; khả năng thẩm định, phát hiện bồi dưỡng, nhân rộng điển hình tiên tiến. Mỗi cán bộ, cơ quan làm công tác thi đua khen thưởng phải là mẫu hình tiêu biểu điển hình trong phong trào thi đua.
Bên cạnh đa dạng hóa, đổi mới phong trào thi đua, cần tăng cường kết quả công tác khen thưởng. Kết quả khen thưởng là sản phẩm của hệ thống tổ chức bộ máy quản lý, của chính quá trình quản lý nhà nước. Hệ thống thi đua khen thưởng các cấp cần đảm bảo công bằng, chính xác, kịp thời, gia tăng số lượng… Qua đó, góp phần phát triển phong trào thi đua phát triển sâu rộng.
Quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng phải xác định được mục tiêu, kế hoạch, nhiệm vụ công tác cụ thể hàng năm và từng giai đoạn, mang tính khả thi cao.
Thi đua khen thưởng là biện pháp quan trọng của công tác quản lý nhà nước nói chung. Vì vậy, quản lý nhà nước về thi đua khen thưởng cần phải có bước phát triển mới về chất. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về thi đua khen thưởng cần tập trung thực hiện tốt 8 nội dung quản lý nhà nước mà Luật thi đua khen thưởng đã xác định. Nhiều biện pháp để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về công tác thi đua khen thưởng. Tuy nhiên, trên thực tế, mấu chốt căn bản nhất là xây dựng ban hành các văn bản pháp luật; xây dựng kế hoạch, nhiệm vụ, chiến lược phát triển hàng năm và giai đoạn; kiện toàn bộ máy tổ chức; thường xuyên đào tạo bồi dưỡng kiến thức; đa dạng các hình thức thi đua khen thưởng; xác định rõ đối tượng thanh tra, kiểm tra và đẩy mạnh hơn nữa cải cách hành chính…