Tìm kiếm tin tức
40 năm Mậu Thân và 11 cô gái Sông Hương anh hùng
Ngày cập nhật 28/04/2009

-  Đã 40 năm trôi qua, 11 cô gái Sông Hương, những người góp phần là nên Huế 25 ngày đêm trung dũng kiên cường, người còn người mất. Với những người còn sống, Mậu Thân là niềm tự hào và là kỷ niệm không thể nào quên.

Những kỷ niệm không quên!

Dong lai

Xuân Mậu Thân – 1968, Bác Hồ đã tặng 11 cô gái sông Hương bài thơ:
                                                Dõng dạc trong tay khẩu súng trường
                                                Khôn ngoan dàn trận khắp trong phường
                                                Bác khen các cháu dân quân gái
                                                Đánh giặc Hoa Kỳ phải nát xương…
Danh tiếng của 11 cô gái sông Hương đựoc nhân dân cả nước và bạn bè năm châu ái mộ. 40 mươi năm đã trôi qua, các chị người còn, người mất. Họ được nhân dân thành Huế tôn vinh là tượng đài của lòng dũng cảm, của ý chí anh dũng kiên cường của đất Cố Đô.
Ngôi nhà nhỏ nằm khuất trong hẻm sâu đường Bà Triệu, người phụ nữ gầy, giản dị âm thầm sống. Ít ai biết được rằng người đàm bà ấy đã từng cầm súng dọc ngang chống lại mấy tiểu đoan lính Mỹ cùng xe tăng, thiết giáp. 
Ngày ấy 11 cô gái sông Hương là tiểu đội dân quân mang tên Thiên Thuỷ của xã Thuỷ Thanh, huyện Hương Thuỷ. Chiếm dịch Mậu Thân, tiểu đội của các chị được cấp trên giao nhiệm vụ dẫn đường đưa bộ đội vào tấn công các mục tiêu của địch phía bờ nam Tp Huế. 
 Để hoàn thành nhiệm vụ này, các chị đã điều nghiên cả tháng trời, thông tỏ đường đi lối về dẫn đến các mục tiêu.
Đêm 30 Tết, tiểu đội 11 cô gái Sông Hương chia làm 3 tổ dãn ba cánh quân vào thành phố. Tiếng súng tấn công, nổi dậy của quân và dân thanh Huế nổ vang trời. Mỹ Ngụy không kịp trở tay. Quan và dân Huế đã làm chủ thành phố.

n
Chị Hoàng Thị Nở với những trang ciết về 11 cô gái sông Hương. Ảnh: Kỳ Nhân.

Chị Hoàng thị Nở, 1 trong 11 cô gái sông Hương cẩn trọng nhắc về một thời liệt oanh của mình và đồng đội. Chị bình dị kể về những ngày chiến đấu trong chiến dịch Mậu thân. Tất cả, với chị những kỷ niệm ấy như mới xảy ra ngày hôm qua, với chị kỷ niệm ấy không có khái niện về thưòi gian!

 
Hân hoan cờ giải phóng tung bay trên khắp nẻo đường!
 
Địch phản công với lực lượng hùng hậu, xe tăng, thiết giáp từ Phú Bài đổ lên, máy bay rú nát bầu trời. Vừa làm nhiệm vụ dẫn đường, vừa tải thương, các chị trực tiếp cầm súng đánh giặc.
 
Không chiến hào, các chị dàn trận khắp phường, lợi dụng nhà dân để đánh địch. Ngày 12/2/1968, 5h30, 10 chiếc xe tăng cùng một tiểu đoàn thuỷ quân lục chiến Mỹ ấm ầm tiếp vào thành phố. Các chị chia làm ba tổ chốt chặn tại Xuân Phú, chợ Cống và một tổ nghi binh. Tiểu đội dân quân Thiên Thuỷ cũng lực lượng bộ đội đã chiến đấu gần 20 ngày đêm giữa lòng thành phố.
 

Trong trận chiến không cân sức ấy, ngay ngày đầu tiên đánh trả sự phản công của địch, chị

n
11 cô gái sông Hương đã chiếu đấu với vũ khí thô sơ chống trả lính thuỷ đánh bộ Mỹ được trang bị đến tận răng. Ảnh: Tư liệu.
Hoàng thị Sáu, chị Đỗ thị Hoa đã anh dũng hy sinh. 12 ngày sau tiểu đội dân quân Thiên Thuỷ lại mất đi 2 đồng đội thương yêu: chị Hoàng Thị Xuân và chị Nguyễn thị Diên.

 
Gian khổ, hiểm nguy, hy sinh mất mát, nhưng 11 cô gái sông Hương vẫn kiên cường bám trận địa, xuất quỷ nhập thần đánh giặc. Giặc Mỹ thất điên bát đảo trước những đòn đánh thông minh và bất ngờ của các chị.
 
Theo lệnh của chỉ huy mặt trận, sau 25 ngày đêm làm chủ Huế, các lực lượng rút quân khỏi thành phố. Các chị rút quân về lại Thuỷ Thanh. 4 người đã nằm lại ở chiến trường thành phố.
 
Hỏi chị Hoàng thị Nở về những ngày sau chiến dịch, chị Hoa kể: “ Sau chiến dịch Mậu Thân tiểu đội của chị phát triển thành trung đội vũ trang Võ thị Sáu. Và hai chị trong 11 cô gái sông Hương ngày ấy đã hy sinh, trong đó người đội trưởng, người chị cả Phạm Thị Liên đã hy sinh tại Kim Long - Huế, ngày 24/4/1968."
 
Sau ngày giải phóng các chị mỗi người một vị trí công tác, mỗi người một phận. Chị Nở cười buồn: "Bây giờ lớn tuổi, vết thương hành hạ, rồi hoàn cảnh gia đình mỗi người mỗi khác, nên các chị ít khi được gặp nhau”.
 
Các chị: Hoa, Mừng, Hợi, Vân, Nở đều ở Huế, còn riêng chị Nguyễn thị Xê theo chồng về ở Ninh Bình ít liên lạc được.
 
Mong ước của các chị là có một ngày được hội ngộ, một ngày có điều kiện ra viếng lăng Bác lần cuối trong đời, vì tuổi đã lớn và bệnh tật nhiều.
 
Ký ức của người mẹ!

n
Mẹ Nguyễn thị Bờ kể về người con gai yêu của mình: Chị Phạm thị Liên - đội trưởng 11 cô gái sông Hương. Ảnh: Đăng Khoa.

 
Làng Vân Thê (xã Thuỷ Thanh) nép mình bên một con sông nhỏ. Một làng quê yên bình như bao làng quê Việt Nam. Nơi đây, 40 năm trước là điểm xuất quân của đội du kích 11 cô gái sông Hương.
 40 năm trôi qua, dấu tích chiến tranh không còn, ngôi làng thanh bình và đang ngày một đổi mới. Chiến tranh chỉ còn trong ký ức. Và chiến công của những người con gái của làng vẫn mãi là niềm tự hào của dân làng.
 Trong căn nhà nhỏ, Mẹ Nguyễn thị Bờ móm mém nhai trầu, ngồi kể về con gái của Mẹ: chị Phạm Thị Liên - người đội trưởng 11 cô gái Sông Hương.
 Mẹ kể: “ Hắn (chị Liên), hồi đó nhỏ thó, mới chừng 18, 19 tuổi. Mà Hắn gan lì lắm, theo cách mạng làm giao liên từ năm 13 tuổi. Sau bị lộ không hoạt động hợp pháp được, Hắn thoát ly vào du kích, làm đội trưởng đội du kích của mấy đứa con gái của làng”.
 

n
Phút thư giãn của 11 cô gái sông Hương sau chiến dịch Mậu thân. Ảnh: tư liệu.

“Ở nhà, Hắn hiền khô chú ạ. Cứ sáng Hắn đi vớt rong, băm chuối cho heo. Một mình làm hết việc. tui đi lo cho mấy chú!”. Nhà Mẹ Bờ ngày ấy là cơ sở của Thành uỷ Huế, hàng ngày Mẹ Bờ vừa nuôi quân, vừa làm nhiệm vụ giao liên.

 Theo lời Mẹ Bờ, ngày ấy cách đây vừa tròn 40 năm - tết Mậu Thân, chị Phạm Thị Liên đưa cả đội về nhà, chuẩn bị cho chiến dịch. 11 cô gái tuổi 17,18 ở nhà Mẹ gần một tháng, vừa làm nhiệm vụ giao liên, dẫn đường vừa nghiên cứu cách đánh giặc trong chiến dịch.
 Giáp tết, việc chuẩn bị hoàn tất, ngày nổ súng tấn công nổi dậy sắp đến, hằng đêm mẹ ngồi nhìn 11 cô gái, 11 đứa con của mẹ, lòng quặn đau. Nếu giặc không xâm lược, nếu không có chiến tranh, giờ này tụi nhỏ chắc vui lắm, tụi nó đến tuổi cập kê!
 Mẹ vuốt tóc từng người, thầm mong các con trở về nguyên vẹn, Mẹ sẽ nấu nước thơm gội đầu cho từng đứa.
 Ngày nổ súng đã điểm 11 đứa con của mẹ ra đi. 25 ngày đêm anh dũng chiến đấu trong thành Huế, họ trở về, 4 người nằm lại nơi chiến trường. Mẹ khóc!
 Mẹ Bờ kể rằng, năm 1972, mẹ bị địch bắt vì tội nuôi giấu cán bộ cách mạng. Trong tù, mẹ không biết con gái mẹ, chị Phạm thị Liên đã anh dũng hy sinh. Năm 1974, Mẹ ra tù mới biết, nuốt nứoc mắt khóc con vào lòng, mẹ giành tất cả cho cách mạng trong những ngày cuối cùng của cuộc kháng chiến.
 Trong những ngày kháng chiến, 11 cô gái sông Hương có 6 người nằm xuống, nhưng họ sống mãi với thành Huế.
 11 cô gái sông Hương mãi là một hình ảnh đẹp, là biểu tượng của những người con gái Huế: Trung hậu, đảm đang, trung dũng, kiên cường! 

Báo VietNamNet
Các tin khác
Xem tin theo ngày